Những kỹ năng phòng thủ trong bóng rổ

Kỹ năng phòng ngự là kỹ năng rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu bóng rổ. Nếu chỉ chú trọng vào việc tấn công mà không chú trọng đến yếu tố phòng ngự thì bạn sẽ rất dễ đối mặt với thất bại. Không chỉ trong bóng rổ, phòng ngự cũng là kỹ thuật quan trọng trong rất nhiều môn thể thao. Việc rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một hậu vệ tốt hay một cầu thủ toàn diện nhất. Phòng thủ tốt là một điều không hề đơn giản vì nếu không cẩn thận bạn có thể phạm lỗi với đối thủ. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kỹ năng phòng ngự cần biết khi chơi bóng rổ nhé!

Những kỹ năng phòng thủ trong bóng rổ

Những kỹ năng phòng thủ trong bóng rổ
Kỹ năng phòng thủ đặc biệt quan trọng khi chơi bóng rổ

Kỹ thuật phòng thủ trong bóng rổ tốt sẽ cấu thành nên một chiến thắng hoàn hảo khi thi đấu bóng rổ. Nếu đội bóng không phòng thủ hay phòng thủ kém hiệu quả thì mọi cố gắng để giành chiến thắng của đội bóng cũng trở nên vô ích. Thực tế cho thấy, các đội bóng thành công đều rất quan tâm đến việc tổ chức phòng thủ.

Cách phòng thủ trong bóng rổ sẽ bao gồm các kỹ thuật sau:

  • Kỹ thuật cướp bóng
  • Kỹ thuật phá bóng
  • Kỹ thuật cắt bóng
  • Kỹ thuật phòng thủ cá nhân

Để nâng cao trình độ phòng thủ cá nhân và đồng đội khi thi đấu trên sân thì các cầu thủ cần phải học cách phòng thủ và được dạy những bài chiến thuật thi đấu trên sân. Trong bóng rổ, chơi phòng thủ có nghĩa là cố gắng ngăn đối thủ ghi bàn hoặc tấn công. Hay nói cách khác, nó giúp giảm thiểu thời gian chiếm hữu thế chủ động của đối thủ và tỷ lệ ném trên mỗi lần sở hữu bóng. Việc hiểu được các quy tắc cơ bản của kỹ thuật phòng thủ bóng rổ có thể giúp bạn trở thành một trong những hậu vệ tốt hơn và là một cầu thủ toàn diện, điều mà ai cũng mong muốn.

Phòng thủ là một trong kỹ thuật quan trọng nhất trên sân đấu. Điều này là đúng – một cầu thủ phòng thủ tốt và vững chắc có thể ngăn ngừa và hạn chế đối thủ của bạn ghi bàn, cho dù bạn đang chơi phòng thủ giữa người với người, phòng thủ khu vực hoặc kết hợp cả hai khía cạnh này.

Luyện tập những kỹ năng phòng thủ trong bóng rổ

Phòng thủ cướp bóng

Cướp bóng là kỹ thuật của người phòng thủ nhằm cướp được bóng của người tấn công một cách nhẹ nhàng mà không bị phạm lỗi. Có 2 hình thức cướp bóng: Kéo bóng về và đẩy bóng ra.

Kỹ thuật kéo bóng về khi cướp bóng

Hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật kéo bóng về qua 2 bước sau:

  • Bước 1: Người phòng thủ đứng ở tư thế phòng thủ trước người có bóng và dùng 2 tay cướp bóng.
  • Bước 2: Khi cướp bóng cần để một tay trên, một tay dưới giữ lấy bóng, các ngón tay nắm chắc bóng, sau đó giật mạnh bóng về phía mình đồng thời làm động tác quay thân người. Bóng cần phải được xoay theo trục nằm ngang, để vô hiệu hóa bớt khả năng cướp lại bóng của đối phương.

Kỹ thuật đẩy bóng ra khi cướp bóng

Hướng dẫn kỹ thuật đẩy bóng ra qua 3 bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Người phòng thủ đứng ở phía sau người tấn công cầm bóng đứng trước.
  • Bước 2: Thừa lúc người tấn công không chú ý, người phòng thủ bước bên cạnh người có bóng, dùng sức 2 tay cầm bóng đẩy ra phía trước, đồng thời lợi dụng sức lao của người đẩy bóng ra.
  • Bước 3: Nếu chạy phía bên phải người cầm bóng thì bước chân phải sang cạnh, bước chân trái lên đồng thời dùng 2 tay cầm bóng đẩy ra phía trước.

Phòng thủ bằng cách phá bóng

Phòng thủ bằng cách phá bóng
Phá bóng là một trong những kỹ thuật phòng thủ hiệu quả

Phá bóng là một trong những kỹ thuật phòng thủ hiệu quả song cũng đòi hỏi cầu thủ thực hiện phải nhanh nhẹn, tỉnh táo, biết hành động kịp thời và khéo léo không để phạm lỗi va chạm.

Phá bóng ra khỏi tay đối thủ

Hướng dẫn kỹ thuật phá bóng ra khỏi tay đối phương qua các bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Người phòng thủ tiến lại gần người tấn công, tích cực ngăn cản đối thủ hoạt động với bóng. Muốn vậy người phòng thủ hơi bước khuỵu về trước, tay duỗi thẳng về phía bóng, sau đó lùi về tư thế ban đầu.
  • Bước 2: Việc phá bóng được hoàn thành vào thời điểm thích hợp bằng động tác ngắn nhưng đột ngột từ phía trước hay từ dưới thấp của bàn tay cùng với các ngón tay ghì chặt vào bóng.
  • Bước 3: Nên phá bóng vào thời điểm bắt bóng và chủ yếu là phá từ phía dưới lên. Đặc biệt có hiệu quả là phá bóng từ phía dưới là khi đối phương vừa nhảy lên cao bắt được bóng và còn chưa kịp áp dụng các biện pháp đề phòng cần thiết.

Kỹ năng phá bóng khi đối phương đang dẫn bóng

  • Kỹ thuật phá bóng đối phương từ bên cạnh: Khi phá bóng phải dùng tay ở gần với người dẫn bóng và thực hiện động tác phá vào thời điểm bóng vừa từ mặt đất bật lên.
  • Kỹ thuật phá bóng từ phía sau: Thời điểm phá bóng là khi đối phương mới bắt đầu đột phá.

Cách phá bóng khi đối thủ ném bóng vào rổ

Cách thực hiện: Vào thời điểm ngăn cản ném rổ, tay người phòng thủ cần phải trực tiếp chạm vào bóng. Khi bàn tay người phòng thủ gập, đặt lên bên cạnh phía trên của bóng thì đối phương không thể ném rổ được nữa.

Kỹ năng cắt bóng để phòng thủ

Cắt bóng là một kỹ thuật phòng thủ chủ động nhất. Khi đối phương đang chuyền bóng tổ chức tấn công người phòng thủ dùng kỹ thuật cắt bóng để đoạt bóng trước khi bóng đến tay đối phương và phản công lại một cách nhanh chóng bất ngờ. Động tác cắt bóng có thể  sử dụng để chống lại tất cả các loại tấn công. Vì vậy khi tập luyện cần quan tâm đến kỹ thuật cắt bóng và sử dụng nó một cách thành thạo.

Hướng dẫn kỹ thuật cắt bóng trong bóng rổ qua các bước sau

  • Bước 1: Thông thường người tấn công lao nhanh đến nhận bóng. Khi đó người phòng thủ trong khoảng cách rất ngắn. Vì vậy phải tăng tốc độ trên mức tối đa. Người phòng thủ phải vượt lên trước đối phương theo hướng bóng bay đến.
  • Bước 2: Người phòng thủ dùng vai và hai tay ngăn cản đối phương lao thẳng tới bóng để giành lấy bóng.
  • Bước 3: Để không chạm vào người tấn công, người phòng thủ khi đột phá đến gần người tấn công phải hơi nghiêng người sang bên.
  • Bước 4: Sau khi khống chế bóng, người phòng thủ lập tức chuyển sang dẫn bóng, để tránh vi phạm luật chạy bước.

Kỹ năng phòng thủ cá nhân

  • Phòng thủ cá nhân là cơ sở của phòng thủ toàn đội. Muốn phòng thủ cá nhân tốt thì các cầu thủ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
  • Kèm người không có bóng thì phải nhìn người và nhìn bóng để một mặt để một mặt không cho người tấn công lọt vào, mặt khác có thể cắt được các đường bóng chuyển đến cho người mình kèm hoặc hỗ trợ cho đồng đội.
  • Người phòng thủ phải chiếm vị trí đứng sao cho rổ, người phòng thủ, người tấn công ở cùng một đường thẳng.
  • Phải luôn uy hiếp người có bóng bằng cách kèm chặt để họ không thể tự do ném rổ, dẫn, chuyền bóng hoặc tiến vào rổ dễ dàng.
  • Người phòng thủ phải giành thế chủ động. Hạn chế động tác chuyền bắt bóng của đối phương. Người phòng thủ phải phán đoán được ý định của người tấn công. Từ đó để kịp thời ngăn chặn.
  • Khi kèm trung phong phải luôn luôn chiếm vị trí có lợi nhất đẩy họ ra xa khu rổ của mình.

Tư thế tay khi phòng thủ cá nhân

  • Khi đối phương làm động tác ném rổ thì người phòng thủ thường giơ một tay lên cao trước mặt người cầm bóng để chắn, không cho đối phương ném rổ. Một tay dang ngang hơi chếch xuống đề phòng đối phương thoát người dẫn bóng.
  • Khi đối phương di chuyển sang ngang thì người phòng thủ hai tay giơ ngang hơi chếch xuống dưới để tạo nên diện phòng thủ rộng.

Tư thế chân khi phòng thủ cá nhân

  • Hai chân đứng song song và tách rộng bằng vai. Tư thế này có ưu điểm là diện phòng thủ sang hai bên rộng. Nhưng nó lại có khó khăn khi di chuyển lên hoặc chắn đối phương ném rổ.
  • Chân trước, chân sau: Tư thế này tuy có nhược điểm là diện phòng thủ hẹp, nhưng lại có ưu thế khi di chuyển theo hướng lên xuống và sang hai bên dễ dàng.

Một số tư thế phòng thủ của các cầu thủ bóng rổ

Trong bóng rổ có 3 tư thế cơ bản mà cầu thủ chơi bóng nào cũng cần biết gồm có:

  • Tư thế phòng thủ cao
  • Tư thế phòng thủ trung bình
  • Tư thế phòng thủ thấp

Tư thế phòng thủ cao:

  • Đứng chân trước chân sau
  • Hai chân tách rộng bằng vai, gối hơi khuỵu
  • Một tay giơ lên cao trước mặt, 1 tay dang ngang chếch xuống dưới.

Tư thế phòng thủ trung bình: Tư thế này vận dụng khi đối phương ném rổ hoặc qua người.

  • Đứng chân trước chân sau
  • Hai chân tách rộng hơn vai, hai gối khuỵu
  • Một tay giơ cao trước mặt, một tay dang ngang chếch xuống dưới.

Tư thế phòng thủ thấp:

  • Hai chân đứng hơi chếch trước sau hoặc song song hai gối khuỵu nhiều
  • Hai tay dang ngang chếch xuống dưới.

Hướng dẫn kỹ năng kèm người không có bóng

Do đặc điểm sân bóng rổ nhỏ, đòi hỏi cầu thủ phòng thủ phải kèm cả người không có bóng. Khoảng cách giữa người tấn công không có bóng và người phòng thủ tùy thuộc vào người cầm bóng. Người phòng thủ ở vị trí nào cũng phải chiếm vị trí gần rổ hơn người tấn công. Hướng đứng phòng thủ gồm có 3 hình thức:

Mặt quay về người tấn công:

  • Mục đích: Sử dụng phòng thủ khi người tấn công ở xa rổ.
  • Cách thực hiện: Người phòng thủ phải luôn chiếm vị trí sao cho luôn theo dõi được người tấn công mình kèm, đồng thời làm cho đối phương không quan sát rộng được tình hình trên sân, khó hỗ trợ cho đồng đội.

Mặt quay chếch về phía người tấn công:

  • Mục đích: Sử dụng trong mọi trường hợp phòng thủ phía trước bảng rổ.
  • Cách thực hiện: Hình thức này giúp cho người phòng thủ nhìn được cả người mình kèm và cả bóng. Do đó đòi hỏi kỹ thuật di chuyển và khả năng quan sát phải cao.

Lưng quay về người tấn công

  • Mục đích: Thường dùng để phòng thủ ở sát đường biên ngang cuối ân, hoặc chống lại trung phong.
  • Cách thực hiện: Kỹ thuật phòng thủ lưng quay về người tấn công tuy quan sát tình hình trên sân rõ ràng hơn song do chú ý đến sân nhiều nên khó kiềm chế được đối phương.

Kỹ năng kèm người có bóng

  • Khi kèm người có bóng, càng gần rổ thì càng kèm chặt, phải luôn chủ động hạn chế các động tác chuyển bóng, dẫn bóng hoặc ném rổ.
  • Căn cứ vào đặc điểm sở trường của đối phương để quyết định vị trí khoảng cách và động tác phòng thủ.

Phòng thủ đối phương có bóng thường có 3 hình thức được nêu ra dưới đây:

  • Phòng thủ khi đối phương đang dẫn bóng: Đứng 2 chân song song, 2 tay dang ngang hơi chếch xuống. Dùng các bước trượt ngang, tiến, lùi để chặn và hạn chế đường dẫn bóng vào rổ. Đồng thời buộc đối phương phải dẫn bóng ra sát biên hoặc xa rổ.
  • Hướng dẫn cách phòng thủ khi đối phương ném rổ: Đứng chân trước, chân sau. Tay cùng bên của chân trước giơ lên cao để chắn đối phương ném rổ. Một tay dang ngang để đề phòng đối phương qua người. Dùng bước nhỏ để chiều chỉnh vị trí. Thường khoảng cách phòng thủ từ 1 đến 2 bước.
  • Hướng dẫn cách phòng thủ khi đối phương đột phá: Đứng chân trước chân sau. Hai tay dang ngang hơi chếch xuống, trọng tâm hạ thấp, gối khuỵu nhiều, mắt theo dõi đối phương có bóng. Khi biết được ý đồ của đối phương qua người thì dùng bước trượt về phía trước hoặc ngang để phòng thủ.

Những sai lầm thường mắc khi phòng thủ trong bóng rổ

Những sai lầm khi phòng thủ
Những sai lầm thường mắc khi phòng thủ trong bóng rổ

Động tác phòng thủ không phù hợp

Sai lầm: Động tác phòng thủ không phù hợp với sự di chuyển các hướng của người tấn công. Phương pháp sửa chữa: Tập thành thạo các bước trượt ngang, tiến, lùi, sau đó phối hợp phòng thủ. Tập 1 người tấn công di chuyển như trong thi đấu người phòng thủ di chuyển theo.

Tốc độ di chuyển và động tác không đúng

Sai lầm: Tốc độ di chuyển chậm và động tác phòng thủ không đúng. Phương pháp sửa chữa: Tập tại chỗ di chuyển thân về các hướng theo chân. Tập phối hợp giữa tay chân và thân. Di chuyển ngang về hướng nào tay cùng bên với chân đó dang ngang. Di chuyển về trước hoặc sau thì tay nào của chân trước bao giờ cũng đưa ra phía trước mặt.

Mất thăng bằng khi phòng thủ

Sai lầm: Khi phòng thủ bị mất thăng bằng để đối phương qua người. Phương pháp sửa chữa: Khi di chuyển thân người phòng thủ phải thấp và giữ thăng bằng. Khi chưa xác định được hướng tấn công của đối phương chỉ nên sử dụng động tác giả của chân hoặc tay.

Thiếu chủ động khi phòng thủ

Sai lầm: Phòng thủ không linh hoạt và thiếu chủ động. Phương pháp sửa chữa: Thường xuyên phải tập luyện cùng người tấn công. Việc này để làm quen với những thay đổi tình huống trong thi đấu. Phải nhanh chóng nắm được đặc điểm, sở trường của đối phương để chủ động khi phòng thủ.

Trả lời