Mách bạn cách bảo vệ dây chằng khớp gối khi tham gia đá bóng

Khớp gối hàng ngày phải vận động với biên độ lớn và đóng vai trò chịu lực chính mỗi khi chúng ta có chơi thể thao như chạy bộ, đá bóng, cầu lông… Vậy nên, không thể tránh khỏi có những lúc xảy ra chấn thương khớp gối, mà trong đó phổ biến nhất là đứt dây chằng chéo. Tỉ lệ đứt dây chằng ngày càng cao ở trong môn thể thao vua là bóng đá. Nhiều tuyển thủ phải tạm biệt sân cỏ bởi vì chấn thương dây chằng, hãy lưu giữ lại ngay 5 cách sau để bảo vệ dây chằng trước khi quá muộn.

Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng cao bởi vì hay xảy ra các va chạm mạnh. Và tình trạng đứt dây chằng khớp gối (bị bong gân độ 3) xảy ra rất thường xuyên. Có nhiều người không hề biết mình bị đứt dây chằng, bởi vì khi bị đứt dây chằng đầu gối bị sưng 1 thời gian, sau đó hết sưng và vẫn có thể đi lại bình thường. Nhưng sẽ cảm nhận rõ nếu như chơi thể thao và vận động mạnh.

Dây chằng khớp gối rất quan trọng trong thể thao vận động

Khớp gối là một kết cấu khá lỏng lẻo nhưng lại chịu nhiều áp lực vận động của cơ thể. Trong đó dây chằng chiếm 70% trong việc giữ ổn định khớp gối. Khớp gối có 4 dây chằng. Thì dây chằng chéo trước như người anh cả chịu tải nhiều nhất nên dễ bị đứt nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời khi bị đứt dây chằng. Thì khớp gối dễ bị thoái hóa nghiêm trọng.

Dây chằng khớp gối rất quan trọng trong thể thao vận động
Không thể tránh khỏi có những lúc xảy ra chấn thương khớp gối trong bóng đá

Đứt dây chằng chéo trong chấn thương khớp gối

Khớp gối là một khớp phức tạp, với cơ chế hoạt động nhờ vào sự phối hợp của nhiều bộ phận. Trong đó hệ thống các dây chằng khớp gối có vai trò quan trọng. Trong việc vận động và giữ vững khớp gối.

Chấn thương dây chằng gối bao gồm đứt, rách dây chằng quanh khớp gối. Như đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau; dây chằng bên… Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do chấn thương thể thao. Đặc biệt là các môn cần đến sự nhanh nhạy cao độ như đá banh; cầu lông, tennis…

Chấn thương khớp gối khiến cho đầu gối bị sưng, đau trong vài ngày đến vài tuần; sau đó tự giảm dần. Tuy rằng sau khi tổn thương dây chằng, bệnh nhân vẫn có thể đi lại bình thường. Nhưng mỗi khi vận động mạnh thì khớp gối lại bị sưng đau. Nếu không được điều trị, có thể gây ra teo cơ đùi. Khiến bệnh nhân đi lại rất khó khăn. Càng nguy hiểm hơn, khi khớp gối đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Thì sẽ không thể tiến hành phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Mà thay vào đó, bệnh nhân phải làm phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Cách bảo vệ dây chằng khớp gối

Cách bảo vệ dây chằng khớp gối
Khởi động kỹ cơ khớp để nới lỏng các khớp
  1. Khởi động kỹ cơ khớp để nới lỏng các khớp, tăng lượng oxy đến từng tế bào, báo hiệu nhịp đâm cho tim…sẵn sàng vào cuộc.
  2. Nên chơi thể thao vào buổi sáng hoặc giờ chính, tránh buổi trưa hoặc tối vì lúc này cơ cần nghỉ ngơi hoặc đã thấm mệt.
  3. Luôn thả lỏng, vận động nhẹ sau khi chơi trước khi chuyển sang hoạt động khác.
  4. Không nhậu sau chơi thể thao vì ảnh hưởng đến các bộ phận tim, gan, thận, não….và làm cơ thể mệt mỏi. Khi cơ mệt mỏi, nhiệm vụ giữ vững khớp gối dồn hết “trách nhiệm” cho dây chằng, làm dây chằng ngày càng yếu đi và rất dễ bị đứt dù chỉ gặp những va chạm nhẹ.
  5. Luôn lắng nghe dấu hiệu của khớp gối: các âm thanh lục cục, rắc rắc, sưng, không co duỗi được…và tìm đến nơi trị liệu khoa học. Kết hợp chọn đúng giày, dùng các dụng cụ bảo vệ khớp gối như đai nẹp, băng gối để cố định gân sụn, dây chằng trước khi quá muộn.

Bảo vệ dây chằng ngay lúc này để không tốn kém chữa trị mà vẫn sống với đam mê trái bóng tròn. Hãy chọn cách thức luyện tập và các dụng cụ bảo vệ tối ưu nhất.

Xem thêm các bài viết mới nhất cùng chúng tôi nhé!

Trả lời