Việc V-League 2021 tạm hoãn đã khiến cho nhiều CLB gặp khó khăn về nhiều mặt, trong đó bao gồm hợp đồng của các ngoại binh. Không thể thi đấu, rất nhiều các cầu thủ ngoại binh mong muốn có cơ hội trở về quê hương. Tuy nhiên, điều mà họ lo lắng nhất lại chính là vấn đề mối quan hệ giữa hai bên. Đây thực sự là một bài toán nan giải với rất nhiều CLB. Sẽ rất khó để dùng tình cảm làm việc với các cầu thủ ngoại binh. Vậy các CLB sẽ cần phải làm những gì để giải quyết các hợp đồng của cầu thủ ngoại tại V-League?
V-League bị hoãn và những phát sinh liên quan
V.League không thể sớm trở lại. Đó là thực tế mà cả những người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận cho đến thời điểm này. Dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm chứ không muốn nói là vô cùng phức tạp. Hy vọng đá tập trung ngay trong tháng 8 đã bị phá sản hoàn toàn. Chẳng ai có thể dám chắc, V.League có thể tổ chức trong một hai tháng tới. Lúc này, các nhà tổ chức và bản thân các đội bóng phải nghĩ đến một kịch bản ít tổn thất nhất đó là hoãn giải đến một thời điểm thích hợp.
Khi giải đấu không thể sớm trở lại thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng là điều cần phải tiến hành sớm. Có đội bóng hướng đến phương án thỏa hiệp, đàm phán lại hợp đồng với các cầu thủ. Đó là điều tuyệt vời nhất với các CLB và cả các cầu thủ ngoại. Họ cũng phải hành động, thậm chí chấp nhận hy sinh một phần quyền lợi. Tất cả vì nền tảng tài chính nếu không muốn bắt đầu một hành trình tìm công việc mới.
Tất nhiên, việc đàm phán với các ngoại binh không bao giờ là điều dễ dàng. Thế nhưng, không phải vì thế mà các CLB mất cơ hội giảm thiểu thiệt hại. Bởi nói cho cùng, trong bối cảnh hiện tại, dù có muốn thì các cầu thủ ngoại cũng không tìm được công việc mới ở V.League.
Bài toán nan giải cho cả đôi bên
Trung bình mỗi đội bóng có 3 ngoại binh thì số lượng “Tây” ở V.League lên đến 42 người. Nhiều CLB có tiềm lực tài chính mạnh nên đa phần đã ký hợp đồng có thời hạn 2 năm/người. Vì thế nên họ có cơ chế thanh toán trước tiền lót tay của 1 năm hợp đồng đầu tiên. Nhưng cũng có nhiều đội chỉ ký hợp đồng 1 năm. Vậy nên họ thường chia ra 1 mốc thời gian chi trả tiền lót tay là đầu mùa giải và đầu giai đoạn 2.
Lúc này, do V.League mới đá được 12 vòng đấu, giai đoạn 2 chưa bắt đầu. Vì vậy khoản lót tay còn lại với các ngoại binh chưa thể chi trả. Thế nên, đây chính là nút thắt mà dù rất muốn trở về quê nhưng các cầu thủ đành chấp nhận ở lại vì chưa nhận đủ tiền lót tay.
Không đội bóng nào mở hầu bao, chấp nhận giao kết với cầu thủ ngoại. Nhất là trong bối cảnh mùa giải chưa biết đến hồi nào mới khép lại. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng phải tính đến những quy định có tính cởi trói về đăng ký, bổ sung cầu thủ ngoại trong giai đoạn 2 của mùa giải. Có như vậy các CLB mới an tâm hơn trong quá trình thương thảo, bảo vệ quyền lợi của mình.
Một bài toán khó giải không có nghĩa là không thể giải. Chỉ cần các nhà quản lý, các CLB cùng nhìn về một hướng thì vấn đề ngoại binh sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa. Các CLB có thể đảm bảo nền tảng tài chính của mình trong bối cảnh khó khăn. Các cầu thủ vẫn đảm bảo được công việc nhưng cũng phải có tinh thần xây dựng vì cái chung.