Triệu chứng đau gót chân khi chơi Tennis lại thường bị nhiều người chơi xem là điều bình thường. Nhưng ẩn đằng sau nó, đó là chấn thương ở gót chân dẫn đến bệnh viêm gan cân bàn chân. Khiến cho người chơi không thể đạt được thêm phong độ tốt và cuộc sống thường ngày sẽ đi lại khó khăn
Rất nhiều người chơi tennis đặc biệt là ở các tay chơi chuyên nghiệp đã trở thành những nạn nhân quen thuộc của chứng chấn thương phần gót chân khi chơi tennis ở trong quá trình tập luyện và thi đấu. Đây là một bệnh lý rất thường gặp và dễ mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa. Và khó điều trị cũng như dễ bị tái phát nếu để lâu không được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.
Đau gót chân có nguyên nhân chủ yếu là vì do viêm cân gan chân. Cân gan chân là 1 dãi mô như là hình nan quạt, chạy từ gót đến các ngón chân. Nó tạo bàn chân có hình cung bàn chân nhằm giảm chấn động cho cơ thể khi mà bước đi cũng như chạy nhảy.
Các triệu chứng và nguyên nhân gặp chấn thương gót chân
Đau vùng gót chân, đặc biệt khi sáng ngủ dậy bước chân xuống đất. Và giảm đau dần khi đi lại sinh hoạt trong ngày. Nhưng về sau, đau liên tục khi đi. Hay chạy nhảy chơi thể thao.
- Cân gan chân bị kéo căng quá mức; lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót. Lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót: Khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động. Làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa kịp dãn thích nghi tất cả động tác đi bộ, chạy nhảy.
- Mặt sân quá cứng, hoặc kỹ thuật bộ chân không chuẩn gây chấn động mạnh lên vùng gót chân.
- Cơ thể tăng cân làm quá tải cân gan chân.
- Mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh
- Ngoài ra còn hay gặp ở phụ nữ đi giày bó, cao gót, hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Cách phòng tránh bị chấn thương gót chân
Người chơi nên tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót. Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân. Liền sau đó là gót chân.
Phòng tránh đau gót chân do viêm cân gan chân (thường do quá tải bàn chân). Phương pháp điều trị tốt nhất là ngưng chơi một thời gian. Và khi chơi nên mang giày chuyên biệt có miếng lót êm nâng vòm trong bàn chân, và đệm gót giúp giảm đau. Ngoài ra có thể dùng phương pháp chườm đá theo cách gián tiếp lên vùng gân gót bị sưng. Mỗi lần chườm có thể kéo dài đến 20 phút hay khi da đã bị tê. Có thể lặp lại việc chườm đá suốt cả ngày.
Các bài tập bổ trợ cơ chân
Thực hiện bài tập nâng gót hai chân: Đứng ở ngoài bìa của bậc thang (nửa bàn chân trong bậc thang, nửa bàn chân ở ngoài) hoặc, đứng như vậy ở một bậc cao. Tay vịn vào tay thang để giữ thăng bằng. Nhấc hai gót để nâng thân mình lên, rồi lại hạ xuống thấp đến mức có thể được. Lặp lại động tác 20 lần một cách chậm rãi. Khi cảm thấy đau nơi bắp chân và gân gót, hãy tăng độ khó bằng cách cầm thêm vật nặng nhỏ.
Tập căng cơ bắp chuối: Hai tay chống vào tường với một chân duỗi thẳng gối, gót đặt sát sàn. Chân còn lại bước tới trước, hơi khuỵ gối. Để căng cơ bắp chuối, đẩy hông ra trước, tự tự khuỵu gối xuống một chút nữa. Giữ nguyên tư thế đó 10s, sau đó trở về tư thế nghỉ (vẫn chân trước chân sau không gắng sức. Lặp lại động tác 20 lần cho mỗi chân.
Cách điều trị chấn thương
Nguyên tắc chung: Nghỉ ngơi + tập kéo dãn gân gót và cân gan chân + mang giày, dép mềm, có miếng độn cao su hoặc silicone dưới gót chân + uống thuốc chống viêm. Không đi chân đất.
Tập kéo giãn là điều trị tốt nhất cho bệnh viêm cân gan chân. Nó có thể giúp giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của bạn cho đến khi tình trạng viêm ban đầu lùi dần . Bạn cũng có thể chườm đá vào vùng đau trong 20 phút. Làm 3 hoặc 4 lần một ngày để giảm các triệu chứng đau.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen, meloxicam, celecoxib… Uống sau ăn và thường kèm thuốc bảo vệ dạ dày do tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày của các thuốc kháng viêm không steroid. Uống khoảng 2 tuần.
Lời kết
Đau gót chân hay gặp ở những vận động viên các môn như tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… khi vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân do gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, sai động tác cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa. Có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất người chơi cần biết về chấn thương gót chân khi chơi tennis cũng như là biện pháp phòng tránh và một số bài tập giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra chấn thương khi chơi tennis không đáng có. Hãy tham khảo những bài viết khác của chúng tôi để có thêm những thông tin, kiến thức về môn thể thao này.