Những kỹ năng luyện tập trong bóng chuyền đa số rất hữa ích cho chúng ta khi luyện tập đúng kỹ thuật. Những động tác chuyên nghiệp này được các vận động viên chuyên nghiệp tìm hiểu. Trong đó cách di chuyển chân cũng là một đều cần thiết trong bộ môn bóng chuyền. Kỹ năng di chuyển là những biện pháp cơ bản. Để thực hiện tốt các kỹ thuật trong thi đấu và luyện tập bóng chuyền. Giúp vận động viên linh hoạt có thể giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Dưới đây là một số kỹ thuật di chuyển dành cho các bạn. Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Sơ đồ vị trí trong bóng chuyền
Trong thi đấu bóng chuyền, đội hình của hai đội là hàng trước 3 người và hàng sau 2 người. Cụ thể: bên phải là số 2, bên trái vận động viên số 4, ở giữa là số 3. Hàng sau, bên phải là số 1, bên trái là số 2.
Trước khi bắt đầu, vận động viên trên sân phải đứng đúng đội hình ghi trong phiếu báo vị trí. Đồng thời phải giữ nguyên thứ tự này trong suốt hiệp đấu.
Sau khi phát bóng, vận động viên có thể di chuyển đội hình đến bất cứ vị trí nào trên sân. Điều này được tính là không vi phạm luật thi đấu. Tuy nhiên, những cầu thủ hàng sau không được phép di chuyển lên chắn bóng.
Chỉ khi bắt đầu hiệp, mới được đổi đội hình thi đấu. Mới được đưa các vận động viên đã đăng ký trong biên bản vào đội hình thi đấu mới theo đúng luật.
Bước di chuyển cơ bản
Khi tập luyện và thi đấu bóng chuyền, các cầu thủ có thể di chuyển với đội hình 6 người . Đứng thành hình tròn và di chuyển theo kim đồng hồ.
Vận động viên đứng ở góc dưới bên phải được quy định là số 1 cũng chính là vận động viên phát bóng. Tiếp theo tính theo ngược chiều kim đồng hồ chính là số 2. Lần lượt như vậy cho đến vận động viên đứng giữa ở hàng dưới là số 6.
Trong thi đấu, các đội bóng chỉ sử dụng 1 chuyền 2 nên các vận động viên thường chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể chạy lên chuyền bóng và không bị bắt lỗi vị trí.
Kỹ thuật đổi cầu
Đổi cầu trong bóng chuyền còn được nhiều người gọi là di chuyển cầu. Đây chính là một chiến thuật khi chơi bóng chuyền.
Kỹ thuật đổi cầu trong bóng chuyền chính là đường đi của các quả bóng qua vị trí của 1 đội bóng chuyền. Có rất nhiều cách đổi cầu khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích của mỗi đội. Chẳng hạn, mỗi cầu sẽ di chuyển theo một vòng tròn. Chuyền 2 sẽ xuống cầu công trái, cầu công trái sẽ xuống phát bóng, người phát bóng cũ sẽ lên chỗ ribeto và ribeto sẽ xuống,…
Kỹ thuật đổi cầu theo chiều kim đồng hồ
Trong môn thể thao bóng chuyền, kỹ thuật đổi cầu yêu cầu các vận động viên di chuyển nhanh. Chính vì cần di chuyển nhanh nên các vận động viên dễ gặp phải các chấn thương khi chơi môn thể thao này. Các cầu thủ nên sử dụng một số phụ kiện bóng chuyền để bảo vệ các bộ phận cơ thể như cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, đầu gối,…
Trên đây là một số thông tin cơ bản các cách di chuyển trong bóng chuyền. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về môn thể thao này.
Kỹ thuật bước lướt
Là phương pháp di chuyển một hay nhiều bước liền nhau. Di chuyển bằng bước lướt thì chân ở phía di chuyển về hướng cần thiết phải di động ra trước, chân kia bước tiếp theo, duy trì tư thế cơ bản.
Có thể thực hiện nhiều bước liên tục chân nọ kế tiếp chân kia cho đến khi dừng lại trở về tư thế đánh bóng. Quá trình thực hiện động tác không thay đổi độ cao trọng tâm. Người ở tư thế tự nhiên, hai chân khuỵu, hai tay co tự nhiên, mắt theo dõi bóng, không căng cơ.
Kỹ thuật bước nhảy
Là phương pháp di chuyển có giai đoạn hai chân rời mặt đất, tuy là bước nhảy, nhưng trọng tâm cơ thể chỉ nâng lên ở mức độ cần thiết đủ để tạo cho bước nhảy được dài thêm.
Khi thực hiện bước nhảy, chân bước trước co và nâng cao đùi, chân bước sau đạp đất bật nhanh, khớp gối đẩy cơ thể chuyển động theo hướng di chuyển hơi chếch lên cao. Lúc này chân bước trước duỗi vươn dài về hướng cần tới, hai chân rời mặt đất. Đánh bóng xong, chân sau co tự nhiên, chân trước chạm đất bằng mũi bàn chân, chân trước chạm đất chủ yếu bằng gót chân. Khi hai chân chạm đất cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện.