Các chấn thương hay gặp trong bóng chuyền và cách phòng tránh

Bóng chuyền – môn thể thao thu hút đông đảo bộ phận giới trẻ tham gia. Không chỉ rèn luyện sức bền và khả năng nhanh nhạy. Môn thể thao thú vị này còn là giải pháp tăng cường chiều cao tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chơi thể thao, chúng ta sẽ không thể nào tránh khỏi những chấn thương trên cơ thể và bóng chuyền cũng vậy.

Bóng chuyền đã và đang trở thành 1 bộ môn thể thao được giới trẻ thời nay ưa thích. Chơi bóng chuyền hàng ngày là 1 hình thức tập thể dục giúp đem lại cho bạn 1 sức khỏe tốt, và cơ thể cân đối do bộ môn thể thao này phải hoạt động toàn thân, liên tục và hoạt động ở tốc độ cao. Tuy nhiên, đôi lúc không thể tránh được nhiều tai nạn khi tập luyện, thi đấu (chủ yếu là ở tay, ở vai và chân). Vì vậy, người chơi cần biết để phòng tránh và khắc phục những chấn thương đó.

Người chơi bóng chuyền dễ gặp nhiều chấn thương

Khác với bóng đá khi toàn trận đấu đôi chân giữ vai trò chủ đạo. Với bóng chuyền, đôi tay được xem là vũ khí đối diện trực tiếp với đối thủ và quyết định chiến thắng. Không chỉ ngón tay, cổ tay và bắp tay của tuyển thủ cũng dễ bị tổn thương. Nếu không cẩn thận được bảo vệ. Chấn thương tay khi chơi bóng chuyền thường dẫn tới những cơn đau nhói liên tục. Nếu bàn tay của bạn vẫn di chuyển và hoạt động.

Người chơi bóng chuyền dễ gặp nhiều chấn thương
Không chỉ ngón tay, cổ tay và bắp tay của tuyển thủ bóng chuyền cũng dễ bị tổn thương

Theo thời gian, nếu không phát hiện và điều trị có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Cổ tay, ngón tay sưng vù lên, bầm tím và có thể mất đi khả năng vận động. Vận động viên bóng chuyền phải dừng lại cuộc chơi của mình. Khi đôi bàn tay không có khả năng hoạt động. Sự vận động linh hoạt, liên tục với cường độ cao. Dẫn tới không ít chấn thương tay có thể gặp phải. Chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền thường là:

Chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

  • Nguyên nhân: Tập luyện, khởi động không đúng kĩ thuật; tập luyện quá sức. Các động tác đập bóng không đúng kĩ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào
  • Biểu hiện: Đau nhức khớp vai hoặc có thể bị sưng đỏ ở khu vực vai, sờ thấy ấm, có cảm giác vai bị cứng.
  • Cách phòng tránh: Luyện tập vừa phải, khởi động đủ và đúng kĩ thuật, quan sát để tránh các vật thể từ xa lao tới
  • Cách khắc phục: Ngừng chơi ngay, chườm đá trong 15 phút lên vai sau đó kết hợp tập các bài tập kéo dãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu cơn đau không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời khám và chữa trị.

Chấn thương tay khi chơi bóng chuyền

Chấn thương tay khi chơi bóng chuyền
Các cơn đau liên tục xuất hiện ở tay khi bạn thực hiện vận động
  • Nguyên nhân: Khởi động không tốt, lực tác dụng vào tay quá mạnh
  • Biểu hiện: Các cơn đau liên tục xuất hiện khi bạn thực hiện vận động nâng các vật nặng hoặc chỉ cần những vận động nhẹ cũng khiến tay bạn bị đau. Khi vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, sau một thời gian dài tập luyện, các ngón tay và phần cổ tay của bạn có thể bị sưng và bầm tím.
  • Cách phòng tránh: Khởi động đúng và đủ, mang mặc trang phục bảo vệ cánh tay
  • Cách khắc phục: Dừng chơi và chườm lạnh tại vị trí bị đau, nên mua băng dán vào khu vực bị chấn thương để phục hồi nhanh hơn, nếu nặng hơn hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị

Chấn thương chân khi chơi bóng chuyền

  • Nguyên nhân: Do khớp gối hoặc cổ chân bị xoắn quá mạnh khiến chân bạn không có thời gian nghỉ; giày tập luyện không thoải mái, không đủ ma sát khiến dễ bị ngã; sân tập trơn trượt hoặc gồ ghề
  • Biểu hiện: đau ở chân, thậm chí rách và chảy máu
  • Cách phòng tránh: Khởi động đúng kĩ thuật; tập luyện trên bề mặt đủ ma sát, không gồ ghề; lựa chọn giày tập vừa chân, không rộng, không kích và còn đủ ma sát
  • Cách khắc phục: Dừng chơi và di chuyển đến nơi sạch sẽ để cầm máu, sát trùng, không tiếp xúc với nước bẩn, hạn chế vận động mạnh, với vết thương kín có thể chườm đá lạnh để giảm sưng tấy; gặp bác sĩ nếu chấn thương quá lớn.

Bị bong gân khi chơi bóng chuyền

Bị bong gân khi chơi bóng chuyền
Chân sưng tấy, nóng đỏ, khó vận động một cách bình thường
  • Nguyên nhân: Tập luyện trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt khiến bạn dễ bị lật chân; tập luyện quá sức: mất tập trung nên bị ngã
  • Biểu hiện: Sưng tấy, nóng đỏ, khó vận động một cách bình thường.
  • Cách phòng tránh: Khởi động đúng kĩ thuật, tập với sức lực vừa phải, lựa chọn địa điểm tập luyện thích hợp mang đồ bảo hộ khi tập luyện thi đấu
  • Cách khắc phục: Dừng chơi và chườm lạnh, dán cao hoặc xoa bóp bằng dầu, hạn chế vận động mạnh cho đến khi khỏi hẳn.

Bị đau thắt lưng khi chơi bóng chuyền

  • Nguyên nhân:  Khởi động sai phương pháp, tập luyện quá sức, sai tư thế
  • Biểu hiện: Khó xoay lưng, vận động lưng, khi vận động thấy đau, không nâng được vật
  • Cách phòng tránh: Khởi động đầy đủ và đúng cách, kết hợp nghỉ ngơi, tập luyện
  • Cách khắc phục: Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động lưng, xoa bóp bằng dầu nóng hoặc dán cao

Trên đây là một vài chấn thương thường gặp khi tập luyện, thi đấu bóng chuyền. Mong rằng với một vài chia sẻ của Belo, các bạn tập có thể lưu ý và tránh được những tai nạn không mong muốn này.

Xem thêm các bài viết mới nhất cùng chúng tôi nhé!

Trả lời